Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

NGÃ XUỐNG GIỮA TRƯỜNG SA

Mai Thanh Hải - Các đảo nổi ngoài Trường Sa, hầu như đều có Nghĩa trang Liệt sĩ "mi ni".

Gọi là mi ni vì khoảng đất đó chỉ quây quần 2-3 mộ liệt sĩ và đợt nào ra Trường Sa, mình cũng gặp những ngôi mộ mới, ôm những người lính vừa nằm xuống giữa biển đảo Trường Sa.

Có rất nhiều lý do khiến các anh nằm xuống, nhưng tựu trung lại đều do nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở nơi xa tít tắp đất liền. 

Tháng 4 này ra Trường Sa, lại gượng nhẹ bước chân ra khoảng đất kề sát biển, đầu đường băng Trường Sa Lớn, thắp hương cho những người mới nằm xuống, khi tuổi đời còn quá trẻ. Đó là  Lê Văn Tuấn, sinh ngày 2/2/1988, hy sinh 26/10/2010, quê quán: Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa; Hoàng Văn Nghĩa, sinh ngày 3/7/1986, hy sinh 29/3/2010, quê quán: Xóm 5, Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định...

Trường Sa bây giờ đã đổi khác, đầy đủ và tiện nghi hơn. Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là sự bất trắc, hiểm nguy ập lên vai người lính bất cứ lúc nào và sự bình yên mà người khách ở đất liền vội vã ra thăm Trường Sa, vội vã về lại Sài Gòn - Nha Trang vừa "cảm nhận chút xíu", có khi phải trả bằng mạng sống của người lính thầm lặng chống chọi với kẻ thù lăm le cướp đảo, gồng mình chịu đựng thiếu thốn, đau ốm - bệnh tật hiểm nghèo ở những đảo nổi, đảo chìm, bãi đá, rặng san hô... Đất nước này, mãi ghi nhớ công ơn các anh, vì Trường Sa ruột thịt!..

Phần mộ Liệt sĩ Lê Văn Tuấn, hy sinh khi tròn 22 tuổi, tại Trường Sa Lớn
LIệt sĩ Hoàng Văn Nghĩa, quê Nam Trực, Nam Định
Phần mộ 2 Liệt sĩ nằm cạnh nhau
Các Liệt sĩ nằm trên đảo Trường Sa Đông
Liệt sĩ Quách Hoàng Lâm, hy sinh khi chưa tròn 22 tuổi
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, hy sinh đúng ngày sinh nhật mình
Liệt sĩ Vương Viết Mão, quê Diễn Châu, Nghệ An
3 Liệt sĩ nằm thẳng hàng, gần cầu cảng đảo Trường Sa Đông
2 Liệt sĩ nằm trên đảo Sơn Ca
Tất cả các đoàn Công tác đến đảo, việc đầu tiên là viếng mộ Liệt sĩ
Phần mộ Thượng úy Phạm Văn Thế
Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng
Thắp hương tưởng nhớ đồng đội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét